Hồ Sơ Bí Ẩn

Chương 1647: Mã số 044 – Giường thăm nuôi trong bệnh viện (2)




Ngày 6 tháng 11 năm 2007, đến khu nội trú khoa Nhi của bệnh viện trực thuộc đại học Quân y số 6. File ghi âm: 04420071106(1).wav.
Cộp cộp cộp…
Rào…
“Chỗ đó, ở tầng 7.”
“Được.”
“Phù…”
Soạt…
Cộp cộp cộp…
Lọc cọc…
“Hôm nay cậu có mấy ca phẫu thuật?”
“Đến bốn ca. Một ca mới nhập viện.”
“Bên các cậu bận thật đó…”

Tinh…
“Đến tầng 7 rồi.”
Cộp cộp cộp…
“Phòng bên trong cùng.”
“Vâng.”
Cộp cộp cộp…
“Giường 21 xuất1viện chưa?”
“Chưa…”
“Y tá, chỗ chúng tôi…”
Cộp cộp cộp…
“Là ở đây… Vợ à.”
“À, ủa… Mấy người này chính là…”
Cộp cộp cộp…
“Đó…”
Cộp cộp cộp…
“Cái ghế này là của các vị sao?”
“Hả? Là của phòng bệnh. Giường thăm nuôi bệnh chính là cái này, mở ra là có thể ngủ được.”
“Có vấn đề gì à?”
“Các vị đừng chạm vào thứ này nữa.”
“Hả?”
Cộp cộp cộp…
“Vấn đề chắc chính là thứ này.8Chúng tôi đi nói chuyện với bệnh viện một chút, các vị đừng…”
“Này này, thời gian thăm bệnh đã hết rồi, người nhà rời khỏi đây đi.”
“Cô y tá, chuyện là…”
“Chuyện gì thế?”
“Chào cô, đây là danh thiếp của chúng tôi.”
“Cái gì? Cô, mấy người làm cái gì thế hả?”
“Chúng tôi đến xử lý vấn đề của giường số 37.”
“Giường 37 gì…”
“Cái ghế cho người thân thăm2nuôi dùng này, không phải của khoa các vị đúng không? Tôi thấy kí hiệu mới trên mặt là của chỗ các vị, nhưng có một số dấu vết.”
“Phiền các người ra khỏi đây được không? Bệnh viện chúng tôi không cho phép…”
“Ba cái, bốn cái… chín cái. Vừa đủ chín cái. Đã chết chín người rồi.”
“Các người đang nói cái gì thế…”
“Người thân thăm nuôi bệnh4ở giường 37 đã chết bao nhiêu người?”
“Thật không vậy?”
“Chắc là đúng rồi…”
“Hôm đó thấy mặt của y tá trưởng tái mét mà. Chắc chắn là thật đấy.”
“Chết nhiều thế cơ á.”
“… Ực…”
“Nếu cô không thể quyết định được thì cho chúng tôi gặp người có quyền quyết định để nói chuyện một chút được không?”
“Các vị… các vị theo tôi qua đây đi. Không thể ở lại phòng bệnh.”
Cộp cộp cộp…
“Thế…”
“Ông Quan, xin đừng lo. Ông cứ ở lại đây là được rồi. Thứ có vấn đề chỉ là chiếc ghế này.”
“À, à…”
Cộp cộp cộp…


“Các cô nói, chiếc ghế đó…”
“Đúng vậy…”
“… ”
“Y tá trưởng… Bà Kim, chào bà. Chúng tôi kể như là chuyên gia ở phương diện này. Người ủy thác chúng tôi là ông Quan Quốc Tuấn. Nỗi lo lắng và băn khoăn của ông ta là hợp tình hợp lý. Cũng mong bà thông cảm cho tâm tình của ông ta. Nguồn gốc của vấn đề đã được tìm ra. Chỉ cần giao chiếc ghế đó cho chúng tôi xử lý là được rồi.”
“Nếu các vị đã nghĩ như thế, thì sau này tôi nhờ y tá đổi cho ông ta chiếc ghế khác là được rồi.”
“Chiếc ghế ấy không phải của khoa bà.”
“…”
“Ít nhất thì trước đây không phải. Sau khi đổi đến đây liền bắt đầu xảy ra sự cố đúng không? Từ số lượng người chết và tần suất xuất viện, nhập viện của những bệnh nhân ở đây, tính ra thời gian chắc không dài lắm. Tử vong dày đặc, chắc bà cũng đã chú ý đến rồi chứ?”
“Đây là tài sản của bệnh viện…”
“Đây hẳn không phải là lý do chứ?”
“…”
“Bà Kim, có phiền phức gì sao? Nếu bà không tiện xử lý, có thể giao lại cho chúng tôi giải quyết.”
“Không phải… là… trong bệnh viện… phù…”
“Đừng căng thẳng, bà cứ từ từ nói.”
“… Thực ra tôi biết… biết rốt cuộc là chuyện gì. Ý tôi là, vấn đề đó… vấn đề đó là người nhà của một bệnh nhân. Bà ta là người nhà của một bệnh nhân thuộc khoa Ngoại tim mạch, là con gái của một bà cụ.”
“Vâng.”
“Bà cụ đó được phẫu thuật ở chỗ chúng tôi, bà ta thăm nuôi bệnh ca đêm. Trong gia đình còn có những người khác, còn có con trai, con gái khác. Tuổi bà ta đã không còn trẻ, về hưu rồi, còn có một đứa cháu gái đang học tiểu học. Tôi cũng chỉ nghe đồng nghiệp bên khoa Ngoại tim mạch kể lại. Cả gia đình họ đều rất khá. Vốn dĩ, độ rủi ro ca phẫu thuật của bà cụ không nhỏ, đã nói chuyện với người nhà của cụ rồi… kí tên cho ca phẫu thuật là do con gái lớn cụ ấy kí. Còn người thăm nuôi ca đêm là con gái thứ hai. Trong nhà họ luân phiên nhau, cũng chỉ là trùng hợp…”
“Vâng.”
“Ở ngay đêm phẫu thuật xong. Sáng phẫu thuật, đến tối thì tất cả đều bình thường, thiết bị đã được gỡ hết. Chỉ là dặn người nhà chú ý một chút. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra phòng, bên khoa Ngoại tim mạch cứ mỗi giờ sẽ kiểm tra một lần, tối cũng thế. Đúng ra không có vấn đề gì. Sự rủi ro ấy hoàn toàn không thể nắm chắc. Vốn dĩ cũng đã có đủ loại rủi ro rồi…”
“Vâng, chúng tôi có thể hiểu được.”
“Đến khi y tá trực đêm đi kiểm tra phòng liền phát hiện nhịp tim, hô hấp của bà cụ có vấn đề nên gọi bác sĩ đến cấp cứu. Người con gái ấy, lúc đó do ồn ào mà giật mình thức dậy. Chúng tôi vừa thông báo cho những thân nhân khác, vừa cấp cứu… nhưng bà cụ vẫn không qua khỏi…”
“Vâng.”
“Ở khoa Ngoại, chuyện như vậy… Tâm trạng người nhà của họ khá là kích động. Chúng tôi cũng đã quen với tình huống này. Chẳng ai để ý đến… người con gái thứ hai của bà cụ, chẳng ai để ý đến… bà ta đã… đã bị đột tử… bệnh tim di truyền… nhà họ, có gốc bệnh ở phương diện này. Bà cụ trở nặng, nên đưa vào để phẫu thuật. Con gái của bà cụ ấy trước đây cũng đã kiểm tra, chưa nghiêm trọng, cũng chẳng cần uống thuốc. Nào ngờ đùng một cái đã như vậy…”
“Chết trong phòng bệnh ư?”
“Đúng. Chết trên cái ghế dùng cho người thăm nuôi bệnh. Ghế chưa xếp lại, vẫn đang mở. Người cùng phòng bệnh nhận thấy có gì đó khác thường, liền nhấn chuông. Nhưng không cấp cứu kịp. Là một tấn bi kịch. Một gia đình đột ngột gặp chuyện như thế. Những người thân khác trong gia đình đều rất bức xúc, sau đó cũng cho uống thuốc, sợ họ bị nữa. Chuyện như vậy, bên khoa Ngoại tim mạch phải dàn xếp rất lâu. Nhưng phòng bệnh thì vẫn vận hành bình thường. Chiếc giường bệnh ấy, vẫn có bệnh nhân mới vào nằm. Những người cùng phòng bệnh đã nói cho họ biết, thế là họ nhất quyết đòi đổi giường. Những bệnh nhân khác cùng phòng bệnh cũng có quan niệm giống hệt. Sự tình rối lại với nhau… Diễn biến cụ thể thì tôi cũng chỉ nghe người khác kể lại. Khoa Ngoại tim mạch có lẽ cũng không đặc biệt lưu ý. Đến khi xảy ra chuyện… Lần đầu tiên xuất hiện vấn đề, là bệnh nhân nửa đêm bấm chuông…”
“Vâng.”
“Bệnh nhân nửa đêm bấm chuông, bảo đã nhìn thấy ma. Giường đối diện, chính là chiếc giường bệnh đó, rèm đã kéo lại, bên trong có bóng người. Không phải người nhà. Tối hôm ấy, giường bệnh ấy không có người thân đến chăm sóc. Cũng không phải người bệnh… Y tá đã kiểm tra, chẳng có gì hết. Sau đó mấy ngày liên tiếp đều như thế, bệnh nhân ở giường đó, rồi bệnh nhân ở trong phòng không chịu nổi nữa. Nhưng cũng chẳng có giường nào còn trống…”
“Sau đó đã xảy ra chuyện gì?”
“Sau đó lại có bệnh nhân nhìn thấy. Nửa đêm, có người đứng bên cạnh người thân của bệnh nhân nằm chiếc giường đó. Người thân ấy đã vùng vẫy, có lẽ là bị bóp cổ, hay là gì đó… Gọi y tá đến, phát hiện người đó đã… đã chết rồi… Bệnh nhân sáng hôm ấy vừa phẫu thuật, ngủ rất sâu, hoàn toàn không thể tỉnh dậy, không biết đã xảy ra chuyện gì. Đột nhiên bị đánh thức… Chuyện là vậy đó… Sau khi những chuyện tương tự xảy ra hai ba lần, giường và ghế thăm nuôi bệnh đều được đổi, còn bỏ không một thời gian.”
“Chiếc ghế đó đã bị đổi đến chỗ các vị đúng không?”
“Ban đầu tôi cũng không biết, hoàn toàn không biết. Khung đỡ của chiếc ghế giường số 37 bị hỏng, nên đã nhờ y tá đổi cái mới. Lần đầu tiên xảy ra chuyện, tôi liền nghĩ đến chuyện bên khoa Ngoại tim mạch, từng kiểm tra qua cái ghế ấy… Tôi cũng báo cáo lên trên, muốn đổi đi… nhưng người bên khoa Ngoại tim mạch bảo… bảo, cái thứ đó… người đó vẫn còn trong bệnh viện…”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.