Hồ Sơ Bí Ẩn

Chương 1623: Đau đớn (1)




Thôn Sáu Công Nông trống huơ trống hoắc.
Trên căn bản, người ở đây đều đã dọn đi hết rồi.
Theo quy trình giải tỏa bình thường, nếu người ta dọn đi, Phòng Di dời1cũng nên thuê truyền thông đến làm công tác tuyên truyền, nhà đầu tiên dọn đi cần được quay phim lại, chúng tôi giúp đỡ những gia đình khó khăn tiến hành dọn8nhà cũng cần quay lại.
Nhưng tình huống của thôn Sáu Công Nông thì ngay từ đầu đã khác người.
Chúng tôi đậu xe ở trước ủy ban khu dân cư, lúc xuống xe, đứng2lại một lát ở bên cạnh xe.
“Cục Nhà đất cũng đi rồi à?” Tí Còi hỏi một câu thừa thãi.
“Hôm qua chẳng phải họ đã kiểm tra xong hết rồi sao?” Gã Béo4đáp.
Trần Hiểu Khâu và Quách Ngọc Khiết nhắc đến số người có quyền tài sản đã hoàn thành kí kết.
Đề tài nói chuyện rất bình yên, cứ như chúng tôi đang sống trong một thế giới cực kỳ êm đẹp, chẳng có ma, chẳng có quái dị, như một năm trước, là cái thế giới trước khi chúng tiếp xúc với Phòng Nghiên cứu Hiện tượng Quái dị Thanh Diệp vậy.
Nhưng dù gì thì rốt cuộc chúng tôi đâu có sống trong thế giới tốt đẹp như thế.
Vào ủy ban khu dân cư, chúng tôi liền thấy Chủ nhiệm Mao đang chau mày buồn bã.
“Mấy đứa đến rồi à.” Chủ nhiệm Mao chào chúng tôi.
“Xảy ra chuyện gì sao ạ?” Quách Ngọc Khiết lo lắng hỏi.
“Hầy, không phải…” Chủ nhiệm Mao ngập ngừng, thở dài, rồi nói tiếp: “Vẫn là chuyện của dì Tống.”
Bà cụ Tống Hiền?
Tôi khẽ nhướn mày.
Quách Ngọc Khiết hỏi: “Hai đứa con của bà ấy có ý kiến về thỏa hiệp bồi thường giải tỏa ban đầu ạ?”
Câu hỏi này đã chứng minh cách tư duy của Quách Ngọc Khiết vẫn là cách tư duy của người bình thường. Không giống tôi, phản ứng đầu tiên là cái đầu ấy xuất hiện vấn đề, hai là bà cụ Tống Hiền biến thành ma, đang gây rối.
Tôi có thể tượng tượng được bà ấy sau khi chết biến thành ma sẽ phiền phức đến mức nào.
Bà cụ này trước đó có vẻ im lặng ít nói, nhưng hồn ma của cha mẹ vừa tìm về thì bà ấy lập tức biến thành một bà già vô cùng cố chấp, tính khí vừa ngang bướng vừa dữ dằn, chưa đạt mục đích thì chưa chịu thôi.
Nguyên nhân cái chết của bà cụ lại khiến người ta bất an như thế.
Cộng với tình hình hiện tại, nếu bà ấy sau khi chết biến thành ma, còn bám riết lấy hai đứa con trai thì tôi sẽ chẳng thấy bất ngờ chút nào.
Chủ nhiệm Mao nghe xong câu hỏi của Quách Ngọc Khiết, thì vừa cười gượng vừa thở dài: “Nếu vậy thì lại tốt hơn. Thỏa hiệp không thống nhất, có thể bàn lại. Nhưng họ…” Bà ấy đang cân nhắc dùng từ: “Họ hơi điên điên… khá giống… kiểu của dì Tống Hiền trước đây… họ đòi đưa tro cốt của bà ấy về quê, ở một cái đảo nhỏ.”
“Hả? Muốn đưa về đảo Cụt Đầu?” Quách Ngọc Khiết kinh ngạc: “Chẳng phải trước đây họ đã làm đám tang rồi sao?”
“Thì đó. Bây giờ vì chuyện này mà rối tung lên… vợ con của họ đều nghĩ hai anh em họ phát điên rồi nên chẳng ai đồng ý. Trên cái hòn đảo đó bây giờ làm gì có người ở, cũng chẳng mở tuyến bay, chỉ có quân đội đóng quân thôi. Họ muốn mua thuyền, thuê thuyền, trong nhà vì chuyện này mà hình như sắp bán nhà rồi… rối rung cả lên. Nhà giải tỏa bên này, họ cũng đang đòi gấp tiền bồi thường. Nhưng vợ con họ lại không đồng ý. Tối hôm qua dì nhận đến mấy cuộc gọi. Hôm nay có thể họ sẽ đến tìm mấy đứa.” Chủ nhiệm Mao xoa chân mày: “Dì nghe vợ của Lưu Chí Quân khóc… cô ta khóc đến hai ba tiếng đồng hồ, nói hai anh em họ trúng tà rồi. Nói thôn Sáu Công Nông… phong thủy không tốt… Hình như họ không chịu vào, đến lúc đó còn chưa biết sẽ nói chuyện với mấy đứa bằng cách nào đây.”
Tôi bình tĩnh lắng nghe Chủ nhiệm Mao kể xong, nghe ra được chủ nhiệm Mao rất đau đầu với chuyện này.
Ở phương diện công tác, chuyện này rất phiền.
Bà cụ Tống Hiền đã chết, chồng bà ấy chết trước đó mấy năm, cha mẹ bà ấy chết khi bà ấy còn nhỏ, nhà ở thôn Sáu Công Nông là di sản của bà ấy, để cho hai đứa con sắp xếp, con dâu và cháu của bà ấy không có tư cách chen vào. Nhưng đấy chỉ là quy định trên pháp luật. Trong thực tế, không thể tính rõ ràng đến thế được. Vợ con Lưu Chí Quốc và Lưu Chí Quân không đồng ý cách làm của họ, nếu họ khăng khăng làm như thế, kết quả sẽ là không ngừng đàm phán, tranh cãi, Phòng Di dời chúng tôi, ủy ban khu dân cư của Chủ nhiệm Mao sẽ khó tránh khỏi bị cuốn vào.
Bạn không thể nào chặn quần chúng ở ngoài cửa khi quần chúng có nhu cầu. Lắng nghe họ trình bày, giải đáp thắc mắc của họ, cũng là một phần công việc của chúng tôi. Làm công tác tư tưởng cho họ, khiến họ đi đến thống nhất, có thể nói là công việc chủ yếu của Phòng Di dời và ủy ban khu dân cư. Thao tác trên trình tự, pháp luật trái lại chỉ là thứ yếu.
Những công việc này cực kỳ rắc rối, mà phần lớn trường hợp lại là tốn công vô ích.
Nhưng so với vấn đề quái dị thì rõ ràng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Đến trưa, hai anh em Lưu Chí Quốc và Lưu Chí Quân đã đến.
Chúng tôi phát hiện họ đến là do tiếng cãi nhau của họ ở cổng khu dân cư, quá ồn ào, khiến chúng tôi chú ý tới.
Đúng như lời Chủ nhiệm Mao đã nói, vợ con của hai người họ có ám ảnh tâm lý với thôn Sáu Công Nông, nên không chịu đi qua cánh cổng.
Bộ dạng hai anh em họ đầy u ám, bị vợ mình lôi kéo, la mắng, cũng chỉ im thin thít. Biểu hiện này hiển nhiên càng khiến hai bà vợ điên tiết.
Tôi gọi Quách Ngọc Khiết một tiếng, bất lực đi lên phía trước, tách bọn họ ra.
Hai người phụ nữ không chịu vào khu dân cư, nên tôi chỉ đành bảo Quách Ngọc Khiết và Trần Hiểu Khâu tìm một chỗ ngồi đợi ở bên ngoài. Chủ nhiệm Mao không đi ra, có thể tối qua đã bị họ làm phiền đến hoảng sợ rồi. Tôi cũng không gọi Chủ nhiệm Mao.
Tôi kéo hai anh em họ vào khu dân cư.
Dọc đường nhìn vẻ mặt của họ, họ không bị ám ảnh tâm lý đối với thôn Sáu Công Nông, chỉ là tâm trạng không được vui vẻ.
Lưu Chí Quốc lấy thuốc ra, dọc đường bắt đầu nhả khói.
Vào ủy ban khu dân cư, Chủ nhiệm Mao nhường phòng họp lại cho chúng tôi, cùng Tiểu Đào rót trà, chào hỏi qua loa rồi đi.
Tí Còi đóng cửa phòng họp lại, kéo ghế ngồi xuống.
Gian phòng yên tĩnh trở lại, một phút sau đó vẫn chẳng có âm thanh nào.
Điếu thuốc trên tay của Lưu Chí Quốc đã cháy hết.
“Hai ông, tôi cũng từng nhìn thấy biểu hiện của bà Tống lúc đó, nên các ông không cần phải giấu giếm… Có phải các ông đã nhìn thấy bà Tống rồi không?” Tôi vào thẳng vấn đề.
Lưu Chí Quốc chợt run tay, điếu thuốc rớt lên bàn họp.
Lưu Chí Quân thở dài một hơi.
“Tôi cứ ngỡ mẹ già rồi nên bị lẫn… Đầu óc hỏng rồi…” Lưu Chí Quân lên tiếng: “Người đã già, chuyện kiểu này cũng hết cách. Được thôi, chúng tôi làm con, lúc nhỏ được mẹ chiều, bây giờ chiều mẹ…”
Mắt Lưu Chí Quốc đỏ hoe, cho đôi tay run run vào túi áo, lại lấy thuốc ra, nhưng không thể đánh lửa.
Tí Còi đến giúp ông ta châm thuốc.
“Hôm đó mẹ tôi… Hôm đó cậu không đi… Hôm đó chúng tôi đưa mẹ trở lại công xưởng đó, đem theo tro cốt. Đến nơi, mẹ tôi đi kiếm khắp nơi như ruồi mất đầu, men theo công xưởng, còn định vào trong nữa. Chúng tôi không cản được, cuối cùng đi cùng mẹ vào. Điện, nước trong công xưởng đều đã dừng. Chẳng có lấy một bóng người. Rất nhiều nơi đã bị đóng bụi, vừa nhìn là biết đã lâu rồi không có người.” Lưu Chí Quân lắc đầu: “Hoàn cảnh như vậy, hai người đàn ông trưởng thành chúng tôi còn thấy sợ. Mẹ tôi tuổi đã cao nhưng vẫn xông đến phía trước, tìm từng phòng một, vừa tìm vừa gọi ‘mẹ ơi, cha ơi’… chúng tôi nhìn mà… thực sự… vừa đau lòng vừa thấy sợ…”
Lưu Chí Quốc nấc lên một cái, kết thúc câu chuyện, nói tiếp: “Tìm một vòng mà chẳng thấy gì cả. Mẹ tôi liền… liền không ổn… khóc đến mức chẳng khóc nổi nữa, thình lình ngã xuống. Tôi và Chí Quân chẳng kịp đỡ bà… bà cứ như người mất hồn vậy, chúng tôi sợ bà xảy ra chuyện, đem tro cốt đi chôn, đi rải, tất cả đều làm theo ý kiến trước đó của bà. Nhưng mẹ tôi chẳng có chút phản ứng nào cả. Chúng tôi dìu bà về. Sau khi về, tôi và Chí Quân đều cảm thấy không ổn… bà cứ như thế…”
Mắt Lưu Chí Quân cũng đỏ hoe: “… Tối đến thì mẹ đi… Lúc tối, chúng tôi đến thăm, gọi mẹ dậy ăn cơm, rót nước… Mẹ… mẹ nằm im trên giường chẳng phản ứng… chúng tôi…”
Hai anh em nghẹn ngào khóc, không thể nói tiếp được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.