Hồ Sơ Bí Ẩn

Chương 1567: Lấy đồ (2)




Tôi nhất thời không dám cho tay vào, ngập ngừng nhìn xuống.
Bà cụ Tống Hiền vẫn đang đứng bên cạnh ghế nhìn lên.
Đôi mắt bà đã đục ngầu, trên mặt cũng chẳng có biểu cảm gì cả.
Tôi chẳng thể nhìn ra gì từ vẻ mặt của bà ấy, đành nhìn lên cái tủ.
Thực ra thì trong đó cũng không có âm khí.
Có lẽ do tôi nghĩ nhiều quá thôi.
Trong này chính là nơi bà cụ giấu tiền riêng sao? Kể ra thì cách giấu tiền này cũng khá cao tay đấy, người bình thường chắc sẽ không làm như thế.
Tôi thò tay chạm vào tấm ván đang vểnh lên, lần tới mép của tấm ván, khe khẽ gỡ ra.
Tấm ván phát ra âm thanh “cạch cạch”
, vẫn còn rất kiên cố, không giống mấy cái cửa ngầm trong phim.
Tay còn lại tôi cũng nhấc lên, bám vào mép tủ để có điểm tựa.
Bàn tay đang nắm tấm ván hơi gồng lên, vừa giật mạnh một cái thì tấm ván đã hoàn toàn bung ra.
Tấm ván đã bị tôi kéo sứt một miếng, có thể nhìn thấy không gian tối thui bên trong.
Tôi bỏ mảnh vỡ qua một bên, soi đèn vào.
Bên trong đúng là có chứa đồ, còn là lọ gốm hay thủy tinh gì đó.
Có vẻ không phải những món không được sạch sẽ.
Tôi thở phào, bèn bẻ thêm một miếng nữa trên tấm ván.
Đúng như tôi suy đoán trước đây, cái tủ này không có cửa ngầm tinh tế gì cả, chỉ là trong không gian vốn có, gia cố một tấm ván để ngăn ra thêm một không gian mới.
Mà tấm ván này cũng không phải loại gỗ tốt, bằng không thì đã không bị nứt gãy, rồi vểnh lên trên.
Sau tấm ván không chỉ để một cái lọ, mà có đến hai lọ và một chiếc hộp gỗ.
So với tấm ván thô ráp và hai chiếc lọ bám đầy bụi bặm, thì chiếc hộp gỗ kia tinh xảo hơn rất nhiều, hình như được tạo từ một loại gỗ quý, bên trên còn được điêu khắc nữa.
Trong kẽ của các hoa văn đã bám bụi, cũng tượng tự như hai cái lọ.
Tôi lấy ba món đồ ấy xuống, dùng đèn kiểm tra lại lần nữa, chắc chắn không còn gì hết, bèn leo xuống ghế, quay qua nhìn bà cụ Tống Hiền.
Bà ấy vẫn đang lau chùi hai cái lọ.
Có lẽ do được để trong ấy lâu quá, nên khi chùi hết lớp bụi bên ngoài rồi, vẫn còn một lớp bụi dày khô cứng bên trong, không thể thấy được màu sắc vốn có của cái lọ.
Nhưng có thể nhận ra, màu của cái lọ khá sặc sỡ, chắc hẳn trên ấy vốn có họa tiết, không giống như tôi đã đoán, là bình thủy tinh hay bình gốm.
Bà cụ Tống Hiền chùi hồi lâu thì tôi mới thấy được một chút.
Nãy giờ tôi chưa nhìn thấy, là do hai cái khối đó được khảm ở mặt sau của hai cái lọ.
Bên trên có khắc chữ, phỏng đoán đầu tiên của tôi thì đó là tên người.
Tôi lấy làm lạ nhìn qua bà cụ Tống Hiền.
Hình như bà ấy cảm nhận được ánh mắt của tôi, nên lầm bầm: “Cha và mẹ, đều đã đi hết rồi… hầy…”
Tôi cảm thấy kỳ lạ.
Bà cụ Tống Hiền đem tro cốt của cha mẹ để ở một nơi như thế sao? Nhưng tôi cũng không có quan niệm kiểu mê tín, cảm thấy mấy thứ này xui xẻo.
Bà cụ Tống Hiền đặt hai hũ cốt ngay ngắn lại, rồi nhìn qua chiếc hộp gỗ kia.
Bàn tay già nua lướt qua cái hộp, sờ soạng một lát, rồi đưa lên gần mắt ngắm nghía, cuối cùng đứng dậy, miệng lầm bầm gì đó, Tôi thấy hình như bà ấy đang rất buồn bã, bèn hỏi đã có chuyện gì.
“Khóa, quên khóa rồi.”
Bà ấy chỉ chỉ cái hộp.
Tôi cầm lên nghiên cứu một lát, chùi bớt lớp bùi trên bề mặt, thì nhìn thấy chỗ bà cụ Tống Hiền chỉ có vết lõm vào và móc khóa được khảm vào ngay trong ấy, có thể cạy ra được.
Loại khóa này lại là khóa mật mã, nhưng không phải là những con số như loại khóa số hiện nay, mà mật mã của khóa này lại là những hoa văn kỳ lạ.
Do bị bụi bám, nên tôi vẫn không thấy rõ rốt cuộc thì những hoa văn ấy là gì.
Sau khi chùi vài lượt, tôi phát hiện, thực ra khóa đã bị gỉ, bên trên phủ đầy gỉ sét, dẫu có chùi sạch bụi cũng không thể thấy được nội dung của mật mã đó.
Một thứ vừa cũ vừa tinh xảo như vậy, e là trị giá không hề ít, không khéo còn là đồ cổ cũng nên.
Tôi không dám cầm lên xem bừa bãi.
Tôi đặt chiếc hộp gỗ lên bàn, ra hiệu mình muốn nhưng không giúp được.
“Để cháu gọi cho con trai bà qua nhé.”
Tôi lấy điện thoại ra, định gọi cho con trai bà cụ Tống Hiền.
Số của hai người con tôi đều có lưu.
Bà ấy lập tức lắc đầu, còn lắc rất mạnh: “Đừng đừng, không cần.”
“Nhưng thứ này, nên nhờ con trai bà đến giải quyết chứ? Để ông ta tìm người giúp xem thế nào, có thể mở được hay không.”
Tôi khuyên.
Bà cụ Tống Hiền không do dự, đưa ra một động tác: “Đập luôn cho rồi.”
Nếu thực sự phải đập, thì cũng không thể là tôi đập được.
Tôi lập tức từ chối ngay.
Bà cụ Tống Hiền không chịu nghe theo lời khuyên của tôi, ôm lấy hai hũ tro cốt, quay qua ôm thêm chiếc hộp gỗ.
Những thứ này đối với một cụ già ốm yếu thì quá nặng.
Tôi giảng giải hồi lâu mà bà vẫn khăng khăng không chịu gọi con qua.
Tôi đành giúp bà ấy ôm cái hộp gỗ.
Lọ tro cốt thì bà ấy ôm, nhưng vẫn chẳng được vững mấy, tôi phải đi một bên đỡ phụ.
Tôi đề nghị gọi taxi, bà ấy cũng không từ chối.
Xuống lầu, ra khỏi khu dân cư, tôi đụng phải nhóm Tí Còi vừa mới đến.
“Ủa, anh Kỳ.”
Tí Còi hạ cửa sổ xuống, gọi tôi.
Cậu ta nhảy xuống xe, giúp tôi đỡ bà cụ Tống Hiền.
“Bà Tống, sao bà đến đây thế ạ? Đây là… ặc…”
Rõ ràng ban đầu Tí Còi chưa thấy rõ bà cụ Tống Hiền đang ôm thứ gì, sau khi loáng thoáng nhận ra thì biến sắc ngay.
Bà cụ Tống Hiền vẫn cười tít mắt, giống hệt mấy cụ già nhân từ thường hay vui vẻ với đám thanh niên, cố tình lơ đi vẻ mặt chết cứng của Tí Còi.
Cũng có thể là mắt bà ấy đã kém, thấy không rõ thật.
Tí Còi vẫn cố tỏ ra dũng cảm, giúp tôi đưa bà cụ Tống Hiền đến cổng khu dân cư, rồi đợi chiếc taxi mà tôi đã gọi khi nãy.
Tài xế taxi chỉ nhìn lướt qua một lượt, rồi kêu lên: “Chỉ có mình bà cụ đi thôi á? Không được, không được.
Bà ấy lớn tuổi như vậy rồi, cần phải có người thân đi cùng chứ.”
“Không cần, không cần.”
Bà cụ Tống Hiền xua xua tay.
Chúng tôi cũng không phải người thân của bà ấy.
“Đi nghĩa trang Vạn Thọ.”
Bà cụ Tống Hiền lập tức nói với tài xế.
Tôi giật mình.
Lúc tôi gọi xe, điểm đến chính là chỗ ở hiện nay của bà ấy, cũng là nhà con của bà ấy.
Tài xế bây giờ mới quay qua, vừa thấy cái thứ bà cụ Tống Hiền đang ôm, cũng giật nảy mình như tôi: “Các người làm cái gì vậy hả? Chơi khăm nhau à?”
“Không phải, là…”
Tôi bắt đầu lúng túng.
“Đi nghĩa trang Vạn Thọ.”
“Cậu này lúc gọi xe, đâu phải đến chỗ đó.
Mà cái nghĩa trang bà nói cháu cũng chưa bao giờ nghe qua.”
Tài xế liền từ chối: “Chỗ đó cháu chưa bao giờ nghe thấy.
Làm gì có nghĩa trang nào tên Vạn Thọ? Bên này chỉ có Tiên Nhạn này nọ thôi chứ? Không phải nghĩa trang ở Dân Khánh à?”
Bà cụ Tống Hiền cật lực giảng giải cho tài xế, vẻ mặt còn đầy khổ não.
Hình như chính bà ấy cũng chẳng rõ nghĩa trang Vạn Thọ nằm ở đâu.
Tí Còi mở điện thoại ra tra, thì chỉ có ở thủ đô mới có cái nghĩa trang tên giống như vậy.
Vùng ven Dân Khánh, đích xác là không có nơi nào như vậy.
Tài xế không chịu nhận khách, Tí Còi dọa sẽ khiếu nại thì anh ta xìu xuống, nhưng nhìn vào có vẻ anh ta thực sự không muốn đi thật và cũng chẳng biết đường.
Bà cụ Tống Hiền không muốn dây dưa, lập tức xuống xe.
Vẻ mặt của bà cụ lại trở nên buồn thui và tội nghiệp.
Tôi và Tí Còi chỉ biết đưa mắt nhìn nhau.
Tôi đành phải năn nỉ để mấy đứa con bà đến xử lý chuyện này.
“Tôi tự đi.”
Bà cụ Tống Hiền đang ôm lọ tro cốt, còn định ôm luôn cái hộp gỗ mà tôi đang giữ.
Tôi không thể đưa cho bà ấy được.
“Nếu không thì về nhà trước cái đã.
Mấy thứ này, cứ để lại trong nhà bà.
Đến lúc biết rõ đi như thế nào, thì hẵng gọi xe đến đây lấy nhé?”
Tôi khuyên nhủ.
Dù sao cũng phải giải quyết tình thế bế tắc hiện tại, nếu sau này bà cụ mà quên mất thì coi như xong.
Còn không được thì tôi cũng chỉ có thể âm thầm thông báo cho hai người con của bà ấy, để họ giải quyết ổn thỏa chuyện này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.