Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen

Chương 14:




Nổi cơn
Thưa cô, cô có nổi cơn với thầy nhà hoặc với các bạn bè không ? Nếu không thì tôi sẽ ngạc nhiên lắm, mặc dầu cô có vẻ nữ thần Minerve (1) . Đối với phụ nữ. nổi ơcn là một lợi khí đấy. Nhờ nổi cơn mà chỉ trong một lúc xúc dộng cuồng nhiệt họ được cái mà nếu đòi hỏi một cách biết điều thì cả tháng cả năm cũng không chắc đã được. Nhưng họ vẫn phải biết tùy từng hạng người.
Có những người đàn ông nóng nảy, giống đàn bà về phương diện đó, và thích những lúc nổi cơn. Những người đàn ông đó cũng nổi cơn lại, dữ dội không kém. Người ta tặng nhau những lời phũ phàng nhất. Xong rồi tình trạng khẩn trương giảm xuống, tinh thần dịu đi, vợ chồng lại làm lành với nhau một cách âu yếm. Tôi biết khá nhiều bà trong những cơn như vậy không sợ bị đập. Như có một bản năng bí mật, họ còn mong được bị đập, mà không tự thú ra như vậy. "Và nếu tôi thích bị đập thì sao?" Lời đó đúng mà thâm thuý. Những người đàn bà thích sức mạnh của đàn ông, sức mạnh tinh thần cũng như sức mạnh thể chất, nhữngngười đàn bà đó mà bạt tai họ thì càng làm cho dục tình của họ bừng bừng lên.
Cô bảo :- Rõ tởm ! Người đàn ông nào mà đánh tôi thì tới chết tôi cũng không thèm nhìn mặt nữa.
Có thực tâm tin như vậy, nhưng muốn chắc thì phải trải qua đã. Nếu trải qua rồi mà cô thấy tởm thật thì nghĩa là cô kiêu căng hơn là đa dục.
Người đàn ông bình thường rất ghét những cơn dữ đó trong nhà. Họ ở trong cái thế kém vì phần nhiều vợ họ nổi cơn trước. Và khi sư tử rống lên thì ông chồng bình tâm tĩnh trí phản ứng lại cách nào có lợi Nhiều ông, dông tố nổi lên thì lựa cách lánh mặt, hoặc vờ một tờ báo và bịt tai không nghe nữa, vì mộ cơn diễn ra mà thiếu tài (2) thì dễ hoá ra độc điệu ,nhàm chán.
Chính cái tiếng scène (3) hướng dẫn chúng ta được. Tiếng đó mượn trong dụng ngữ của ngành kịch (vốn chỉ một "xen" trên sân khấu). Muốn cho nổi cơn mà thực có hiệu nghiệm thì phải đóng trò cho giỏi. Mới đầu nó phát sinh do một cớ chẳng có quái gì cả, rồi vì tình trạng khẩn trương cứ mỗi lúc một tăng cho thành dông tố, nên nó phải phồng lên, bao nhiêu hồi kí đau lòng cứ dồn vào, bao nhiêu nổi bất bình cũ cứchồng chất, đổ dầu vào cho cơn thêm dữ dội, cho không khí đầy những tiếng la hét, khóc lóc, rồi tới đúng lúc thì dẹp xuống, từ khóc lóc thành ũ rũ mà trở về nụ cười, và sau cùng kết cuộc bằng khoái lạc.
- Nhưng muốn vậy thì cái cơn đó phải được điều khiển một cách có ý thức, mà người đàn bà phải tự chủ...
Đúng vậy, thưa cô. Tôi đã nói : kịch mà. Một đào hát có tài luôn luôn ý thức được mình nói gì, làm gì Những xen hay nhất là những xen ta cố ý gây ra và điều khiển có nghệ thuật. Lời đó không phải chi đún với đàn bà mà thôi đâu. Những bậc chỉ huy đại tài như Napoléon, Lyautey rất ít khi nổi giận và chỉ nổ giận khi nào thấy cần thiết. Trong những trường hợp đó, Lyautey lên cơn tới cái mức liệng chiếc mũ lưỡi trai thống chế của ông xuống đất rồi lây chân chà nát. Những hôm đó, buổi sáng ông đã bảo sĩ quan hầu cận :- Đưa tôi chiếc mũ cũ ấy.
Cô nên theo ông ấy. Giữ những cơn giận của cô cho những trường hợp nghiêm trọng : nên để dành nước mắt. Cơn giận chỉ có kết quả lớn khi nó rất hiếm. Tại những xử mà dông tố xảy ra hằng ngày thì chẳng ai thèm để ý tới nửa. Tôi không muốn đưa tôi ra làm gương, nhưng quả là bẩm tính tôi không nóng nảy. Vậy mà mỗi năm một hai lần tôi cũng mất bình tĩnh vì một sự bất công hoặc vô lí quả đỗi. Những hôm đó tôi muốn gì được nấy. Làm cho người khác ngạc nhiên là một bí quyết thắng lợi. Thưa cô, cô nên ít nổi cơn, nhưng mỗi lần phải đóng cho khéo đấy.
(1) Nữ thần Nghệ thuật, khoa học, kỹ nghệ, theo truyền thuyết Hi Lạp, tượng trưng cho sự khôn ngoan, minh triết.
(2) Nghĩa là không làm cho người khác để ý tới.
(3) Nổi cơn, làm trận, hiểu theo nghĩa trong bài này, tiếng Pháp gọi là Faire une scène.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.